Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Câu Chuyện của Một Người Dược Sĩ và Vợ của Bác Sĩ Quân Y Cộng Hoà

Người dẫn chuyện: Hảo Trần
Nơi sinh: Việt Nam
Nghề nghiệp lúc chiến tranh: Sinh Viên Dược/Dược Sĩ 
Năm tới Hoà Kỳ: 1980

Ngày Phỏng Vấn: 14 tháng 3, 2015
Địa Điểm Phỏng Vấn: Elizabethtown, KY
Người Phỏng Vấn: Angela và Sarah Cao
Nhiếp ảnh gia: Dede Trần

Bà Hảo Trần sinh ở tỉnh Ninh Bình trong một gia đình gồm bảy gái và hai trai. Bà lớn lên và học ngành dược ở Sài Gòn. Năm 1974, bà lập gia đình với bác sĩ Khuê Trần. Bác sĩ Trần lúc đó vừa tốt nghiệp khoa huấn luyện sĩ quan Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Bà kể về nỗi hoang mang và sợ hãi đã tràn ngập cả thành phố trong những ngày cuối cùng trước khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Gia đình bà đã có hai cơ hội để rời khỏi Sài Gòn bằng đường hàng không vì bên nhà chồng bà là những sĩ quan cấp cao trong quân đội lúc bấy giờ. Nhưng, bà đã không thể bỏ lại gia đình, quê hương, và cuộc sống của bà tại Sài Gòn.

Bà Trần kể về cuộc sống ở Sài Gòn sau khi thành phố rơi vào tay Cộng Sản. Vào thời điểm đó, khi muốn làm bất cứ việc gì, người dân đều phải có giấy thông trình. Mọi người phải tuân thủ theo giờ giới nghiêm và chuẩn bị trình diện bất chợt khi chính quyền địa phương đến nhà.
Như bao cựu chiến binh và nhà lãnh đạo khác của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, chồng của bà bị đưa vào trại cải tạo. Họ nói với bà rằng ông chỉ đi mười ngày. Nhưng đó là cách mà họ dụ ông trình diện và đưa vào trại cải tạo. Ông Trần bị nhốt ba năm. Trong khi đó bà Trần ấp ủ một kế hoạch trốn thoát. Bà cùng với một vài người bạn lái xe máy đến một nơi hẻo lánh mà họ biết là ông Trần sẽ đi ngang qua khi làm việc trong trại. Họ ngồi chờ trong hồi hộp và sợ hãi cho đến khi họ thấy ông Trần và đưa ông đi. Trong những tháng sau đó, để tránh bị bắt, họ di chuyển chỗ ở giữa những nhà quen biết cho tới khi họ trở về nhà của mình tại Sài Gòn.

Bà Trần và chồng bà cuối cùng trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển cùng với mười bảy người Việt khác. Ra khơi chưa bao lâu thì động cơ tàu của họ chết và họ đã mắc kẹt trên biển trong gần mười bảy ngày. Trong chuyến đi đó, họ mất ba người - một nhảy ra khỏi thuyền, một chết vì nguyên nhân tự nhiên, và một chết trong trại tị nạn. May mắn cho họ, một tàu hải quân đi lệch hành trình đã nhìn thấy và cứu thuyền của bà. Bà Trần nói rằng, nếu không có đức tin Thiên Chúa và niềm tin của mình, bà sẽ không có mặt ở đây ngày hôm nay.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Hồi Tưởng của một Đại Uý Quân Đội

Người dẫn chuyện: An Nguyễn
Nơi sinh: Gò Công, Việt Nam
Nghề nghiệp lúc chiến tranh: Đại Uý trong Quân Đội 
Năm tới Hoà Kỳ: 1992

Ngày Phỏng Vấn: 16 tháng 11, 2014
Địa Điểm Phỏng Vấn: Louisville, Kentucky
Người Phỏng Vấn: Linh Biscan
Nhiếp ảnh gia: Frank Bùi

Ông An Nguyễn được sinh ra tại Gò Công, Việt Nam. Ông đã là đại uý tại Việt Nam năm 1961 cho tới 1975. Trong khoảng thời gian trong quân đội, ông làm việc cho tình báo. Ông Nguyễn đã ở trong trại cải tạo trong vòng 10 năm tại Việt Nam. Lúc ở trại, ông bị buộc phải tiết lộ những gì ông biết và sở hữu. Quan niệm của các viên chức trong trại là tất cả những người chủ sở hữu đất đai là người xấu. Đôi lúc, họ kiểm tra lại sự trung thực của ông bằng cách bắt ông phải viết lại cùng những thông tin lần nữa. Nếu có sự chênh lệch về những điều ông viết lần trước, ông sẽ bị trừng phạt. Ông Nguyễn cho biết rằng để tránh khỏi những kết quả thảm khốc như thế, ông dấu một mảnh giấy với những chi tiết mà ông đã viết cho họ. Ông phải thật cẩn thận khi làm điều này vì các cán bộ coi trại luôn có những cuộc khám xét đột xuất.

Thời gian ông sống ở trại cải tạo là một kinh nghiệm ông không bao giờ quên. Rất nhiều người cố trốn khỏi trại. Ông đã bị chuyển đi rất nhiều trại và gia đình ông, giống như mọi người khác, không được cho biết chỗ ông bị cầm. Tại trại, ông phải làm những công việc khác nhau như là đốn cây và trồng rau. Thức ăn rất thiếu thốn. Một kinh nghiệm đáng nhớ là họ bắt được một con chim tại trại và phải chia làm bảy phần. Ông biết có người đã bỏ xác tại trại cải tạo, nhưng may mắn đã đến với ông, ông đã không bị hành hạ trong thời gian sống tại đó như những người khác đã bị.

Trong khoảng thời gian đó, vợ ông đã thăm viến ông. Để kiếm sống, bà đã phải làm nhiều việc khác nhau để cấp dưỡng cho gia đình. Vợ ông và ông đã có thể ra đi vào năm 1992 để đến Mỹ. Họ bay từ Việt Nam qua Thái Lan, đến Nhật, rồi tới Mỹ, đáp tại Louisville, Kentucky. Từ đó, ông đã và vẫn còn cư ngụ tại Louisville với vợ và các con. Một thử thách mà ông đã trải qua tại Louisville, KY là bị trộm lần đầu tiên ông chuyển đến nơi cư trú đầu tiên. Họ lấy tất cả mọi thứ, ngay cả đồ ăn trong tủ lạnh của ông. Vật duy nhất mà họ để lại là quần áo vì tên trộm không mặc vừa. Trong khoảng thời gian tại Louisville, KY, ông làm trong ngành công nghiệp máy tính điện toán và đã nghỉ hưu từ năm 2011.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Những mong ước cho Tết Nguyên Đán

Vào tháng 2 năm 2015, Tiếng Nói Lưu Vong dựng rạp phỏng vấn tại lễ Tết Nguyên Đán hằng năm tại Louisville, KY. Một số thiếu niên chia sẻ với chúng tôi những mong ước và suy nghĩ cho năm mới và suy ngẫm về văn hoá Việt Nam tại Mỹ.

Người dẫn chuyện: Mai Nguyễn
Nơi sinh: Louisville, KY
Tuổi: 18
Nghề nghiệp: Sinh viên

Ngày Phỏng Vấn: 28 tháng 2, 2015
Địa Điểm Phỏng Vấn: Louisville, Kentucky
Người Phỏng Vấn: Dede Trần
Nhiếp ảnh gia: Dede Trần

"(Tết) cơ bản có nghĩa là văn hoá Việt Nam đối với tôi bởi vì nó là một trong những sự kiện quanh năm mà nó thuộc về tất cả người Việt Nam, và nó thuộc về, bạn biết đó, gia đình và bè bạn và màu đỏ và vàng và rất nhiều buổi luyện múa bởi vì tôi thường phải biểu diễn tại những buổi lễ Tết. Ngoài ra tôi tên là Mai. Vì vậy, tôi nghĩ Tết có phần đặc biệt đối với tôi bởi vì tên tôi theo lẽ là hoa mùa xuân."

"Phần tôi yêu thích nhất... có lẽ là các món ăn mà người ta bày bán bởi vì nó làm cho tôi có cảm giác giống như khi tôi trở về Việt Nam với tất cả các chợ đêm."

"Là người Việt đối với tôi, đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam, là được tự lập, hoạt bát, mạnh mẽ và đồng thời phải biết khiêm nhường, biết về gia đình, và hiểu mọi người. Lớn lên, mẹ và cha luôn luôn nhấn mạnh với tôi rằng tôi là một người Việt sống tại Mỹ."



Người dẫn chuyện: James Rein
Nơi sinh: Manassas, VA 
Tuổi: 11 
Nghề nghiệp: Học sinh

Ngày Phỏng Vấn: 28 tháng 2, 2015
Địa Điểm Phỏng Vấn: Louisville, Kentucky
Người Phỏng Vấn: Dede Trần
Nhiếp ảnh gia: Mai Nguyễn

"Tôi chỉ nghĩ rằng (Tết) chỉ là một kỳ nghỉ đặc biệt vì vậy chúng tôi có thể ăn mừng văn hóa Việt Nam và nó tiến hành như thế nào vì văn hóa Việt Nam rất là quan trọng ... Tôi chỉ yêu mến Tết."

"Khi tôi lên bảy, tôi đến thăm ông tôi (ở Việt Nam)... Việt Nam thật là tuyệt vời. Ở đó có rất nhiều trang trại. Ông của tôi là chủ một xưởng gỗ, ông có hai con K-9.... Ông có một trang trại, trại nuôi tôm, và ban công rộng. Phần tôi yêu thích nhất về Việt Nam là như... có rất nhiều những chiếc võng ở đó. Tôi luôn muốn nằm thư giản với em gái của tôi. Chúng tôi luôn muốn lăn ra trên cỏ khi còn nhỏ và vui đùa. Nó rất khác so với đây, nơi mà có quá nhiều tòa nhà và bạn không thấy cỏ nhiều như vậy."

"Tôi chỉ hy vọng (cho năm mới) mà tất cả mọi người hiểu được văn hóa Việt Nam là đặc biệt đến cỡ nào."



Người dẫn chuyện: Jongin Choi 
Nơi sinh: Nam Hàn
Tuổi: 23 
Nghề nghiệp: Sinh viên

Ngày Phỏng Vấn: 28 tháng 2, 2015
Địa Điểm Phỏng Vấn: Louisville, Kentucky
Người Phỏng Vấn: Kyle Vương
Nhiếp ảnh gia: Dede Trần

"Tôi là một thành gia của VSA (Hội Sinh Viên Việt tại UofL (Đại học Louisville), và tôi nghĩ rằng có lẽ tuyệt khi có thể thấy Tết ra sao."

"(Tết) rất là sống động. Tôi nghĩ cộng đồng người Việt tại Louisville rất chặt chẽ. Họ gắn bó với nhau. Nó có phần khác biệt hơn so với cộng đồng Hàn Quốc. Nhưng tôi thích nó... Cộng đồng là những gì tôi thực sự thích nhất... trong cộng đồng Hàn Quốc tại Louisville, tất cả mọi người muốn rời khỏi Louisville, Ky. Nhưng trong cộng đồng Việt Nam, tất cả mọi người muốn ở lại. Họ không màn ở lại."

Trong vấn đề là người Mỹ gốc Á:
"Có một số khó khăn chắc chắn trong việc kết bạn. Tôi đã có thể thích nghi. Tôi phải đối mặt với một số việc phân biệt đối xử ở trường trung học. Bởi vì tính cách hướng ngoại của tôi, tôi đã có thể đi ra ngoài và làm quen với rất nhiều bạn bè. Nhưng ngoài chuyện đó ra, nó là một kinh nghiệm khá tốt đối với tôi. Tôi tự hào là một người Mỹ gốc Á."

Tiếng Nói Lưu Vong chân thành cảm ơn tất cả các cá nhân những người đã chia sẻ những câu chuyện của họ ngày hôm đó.

Để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn, xin gửi e-mail cho nhóm Tiếng Nói Lưu Vong tại địa chỉ movingvoices.ky@gmail.com.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Biểu tượng chính thức được ra mắt

Tiếng Nói Lưu Vong ra mắt biểu tượng của dự án vào tháng hai, 2015 (hình bên phải). Chúng tôi xin cảm ơn và công nhận nhà thiết kế sáng tạo của Louisville Lợi LeMix đã sáng tạo ra nó.

Lời ngỏ từ Lợi Lemix:
"Thách thức với thiết kế biểu tượng này là liên kết nền văn hóa Việt Nam và tiếng nói thành một hình ảnh. Làm thế nào mà bạn miêu tả âm thanh trong một hình thể có thể thấy? Tôi muốn biểu tượng này có những ý nghĩa sâu sắc với một bảng màu đơn sắc.

Vì vậy, tôi chọn cho một kiểu bố trí đơn giản với hình bóng, phát hoạ ra một gia đình bốn người với những đôi môi hé mở để thúc đẩy tư tưởng tiếng âm vang. Cộng thêm bản đồ địa lý của Việt Nam và kết xứng nó cùng một màu sắc như hình bóng của người nam giới, người mà phục vụ như là người cha trong bức ảnh này để giúp thúc đẩy ý tưởng nền tảng. Nền tảng như là từ nơi nào chúng ta đến, cội nguồn, Việt Nam. Và nền tảng như trong ý nghĩa người cha cũng là người bảo bọc gia đình.

Là một người ủng hộ cho việc hỗ trợ cộng đồng địa phương, tôi rất vui mừng để có thể cung cấp giúp đỡ cho việc thiết kế biểu tượng cho dự án Tiếng Nói Lưu Vong này. Quá trình thiết kế là cả sự vui thích lẫn thực nghiệm. Ý định ban đầu của tôi là gợi các cảm xúc thông qua những đường nét đơn giản và các sắc thái của một màu sắc, và tôi hy vọng rằng khán giả hiểu được những ý nghĩa đằng sau biểu tượng. Cảm ơn về cơ hội này."

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Vợ của người tù sĩ quan

Người dẫn chuyện: Cô Định Nguyễn
Nơi sinh: Hải Phòng, Việt Nam
Nghề nghiệp lúc chiến tranh: Nội Trợ
Năm tới Hoà Kỳ: 1994 

Ngày Phỏng Vấn: 20 tháng 9, 2014
Địa Điểm Phỏng Vấn: Louisville, Kentucky
Người Phỏng Vấn: Thảo Trần & Linh Biscan
Nhiếp ảnh gia: Frank Bùi

Nguyễn, quá phụ của một cựu sĩ quan miền Nam, ngồi xuống với Tiếng Nói Lưu Vong để chia sẻ câu chuyện về cuộc sống đầy quyến rũ đã thay đổi một cách đột ngột sau khi miền Nam sụp đổ năm 1975. Sau khi chính phủ Cộng Sản nắm quyền, người chồng sau 5 tháng của cô đã bị ra lệnh bắt vào "trại cải tạo" cùng với cha của cô, mấy anh, và những người  rể.

Trong mười năm vắng bóng chồng, cô Nguyễn từ một cô gái có đặc quyền, từ tốn đã trở thành một nữ doanh nghiệp mưu mẹo nhằm giúp đỡ gia đình cô sống sót. Cô kể về việc làm và những cuộc chấp nhận hối lộ với các cơ quan thương mại của cộng sản, đạt được sự thành công trong lãnh vực khai trương doanh nghiệp, và mất đi tất cả để giúp các em của cô thoát khỏi Việt Nam bằng thuyền.  

Câu chuyện của cô Nguyễn là những lời tường thuật về sự trưởng thành, hy sinh, và nghị lực để chiến thắng nghịch cảnh trong giai đoạn sau chiến tranh Việt Nam và một mái nhà ngoại quốc mới tại Kentucky.

Để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn, xin gửi e-mail cho nhóm Tiếng Nói Lưu Vong tại địa chỉ movingvoices.ky@gmail.com.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Một Cựu Lãnh Tựu Của Việt Nam Cộng Hoà

Người dẫn chuyện: Bác Sĩ Gary Minh Trần
Nơi sinh: Châu Đốc, Việt Nam
Nghề nghiệp lúc chiến tranh: Viên Chức Chính Phủ
Năm tới Hoà Kỳ: 1975

Ngày Phỏng Vấn: 24 tháng 1, 2015
Địa Điểm Phỏng Vấn: Louisville, Kentucky
Người Phỏng Vấn: Dede Trần
Nhiếp ảnh gia: Frank Bùi

Trong cuộc phỏng vấn này, Bác sĩ Trần hồi tưởng lại khoảng thời gian ông đã từng làm một viên chức chính phủ cấp cao, dưới chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (miền Nam) trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Là một chuyên gia quốc gia về lãnh vực nông nghiệp và khoa học thú y, những chức vụ của ông trong thời kỳ chiến tranh bao gồm Thủ trưởng Canh Nông, Tổng Giám Đốc Nông Nghiệp, và Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thực Phẩm Quốc Gia.  Bác Sĩ Trần kể cho chúng tôi nghe về vai trò của ông trong việc thúc đẩy vài chương trình quốc gia đáng được chú ý, trong đó có cả cuộc cách mạng nông nghiệp nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam được mang tên Chương Trình Người Cày Có Ruộng.

Những điểm đáng lưu ý khác của cuộc phỏng vấn bao gồm những hồi tưởng ngậm ngùi của bác sĩ về sự mất mát của miền Nam Việt Nam. Ông gửi đến những thế hệ người Mỹ gốc Việt về sau những lời nhắn nhủ rằng hãy luôn nhớ về cội nguồn. Hiện giờ, bác sĩ Trần là một bác sĩ thú y và một giáo viên dạy học. Tiếng Nói Lưu Vong cảm ơn bác sĩ Trần đã cho chúng tôi có dịp thâu âm câu chuyện này.

Để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn, xin gửi e-mail cho nhóm Tiếng Nói Lưu Vong tại địa chỉ movingvoices.ky@gmail.com.

Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 40 Chiến Tranh Việt Nam

Đội Tiếng Nói Lưu Vong thân mời các thành viên của cộng đồng tới tham dự lễ tưởng niệm lần thứ 40 Chiến tranh Việt Nam để vinh danh các cựu chiến binh và thân nhân. Buổi lễ gồm có cuộc thảo luận với ban hội đàm gồm năm người Mỹ gốc Việt, những người đã từng chỉ huy hoặc tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh Việt Nam cho miền Nam Cộng Hoà và sau này đã hiện giờ đang định cư tại Kentucky. Những người khách diễn giả này sẽ chia sẻ những trải nghiệm của cá nhân trong thời chiến và cuộc sống sau chiến tranh.   

Buổi lễ sẽ được tổ chức vào Thứ Ba, ngày 31 tháng 3 năm 2015. Chương trình được cử hành vào lúc 6 giờ chiều tại Hội trường Elaine Chao, ở tầng dưới của Thư Viện Ekstrom Đại học Louisville. Lễ tiếp tân sẽ được thực hiện ngay theo sau buổi nói chuyện. Chương trình sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh.

Mọi thông tin khác có thể tìm thấy tại:  http://louisville.edu/admissions/apply/transfer/veterans/vietnam-veterans/folder-1/unheard-tales. Buổi lễ hoàn toàn miễn phí và mở cửa cho công chúng. Để biết thêm chi tiết về lễ kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam của Trường Đại Học Louisville, xin vui lòng truy cập: http://louisville.edu/admissions/apply/transfer/veterans/vietnam-veterans.